top of page

CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ LÀM VỠ CẶP NHIỆT KẾ THỦY NGÂN




Cặp nhiệt kế là thiết bị y tế không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị này thiếu cẩn trọng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.


👉 Tác hại của thủy ngân


🔸 Thủy ngân tồn tại dưới nhiều dạng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ khi ở nhiệt độ phòng.

Thủy ngân được sử dụng nhiều trong các nhiệt kế, huyết áp kế và một số thiết bị khoa học khác.


🔸 Theo đánh giá của chuyên gia hóa học, các hợp chất của nguyên tố thủy ngân dưới dạng hơi và muối rất độc hại, có thể gây tổn thương não, gan… nếu như con người chẳng may hít thở, tiếp xúc hay ăn phải. Thủy ngân còn tấn công hệ thần kinh trung ương và nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm, răng thậm chí gây khuyết tật thai nhi


🔸 Không nên cho trẻ ngậm nhiệt kế thủy ngân nhằm tránh tình trạng nhiệt kế bị vỡ.


🔸 Triệu chứng ngộ độc thủy ngân cấp tùy thuộc vào thời gian, nồng độ và dạng ngộ độc. Bệnh nhân hít phải thủy ngân có thể dẫn đến bệnh phổi cấp tính nặng, khiến nạn nhân ho, khó thở, đau ngực, sốt… Ở thể nặng, bệnh nhân có biểu hiện mất trí nhớ, viêm miệng, co giật, nôn, viêm ruột.


👉 Cách xử lý tình huống ngộ độc thủy ngân


🔸 Nhanh chóng đưa trẻ và người thân ra khỏi phòng, tránh trường hợp thủy ngân bay hơi tan trong không khí làm hại phổi.

🔸 Nên thay toàn bộ quần áo đề phòng trường hợp thủy ngân dính vào người.

🔸 Cần rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý.

🔸 Để làm sạch quần áo dính thủy ngân, nên ngâm nước lạnh và nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ C, ngâm tiếp 20 phút ở nhiệt độ cao trong nước pha chất tẩy rồi mới xả bằng nước.

🔸 Thu dọn hạt thủy ngân trên sàn bằng cách đeo găng tay, dùng bông tăm ướt hay giấy mỏng đặt sát xuống nền để gạt thủy ngân vào.

🔸 Thủy ngân sau khi được thu gom xong phải để trong hộp kín, tránh đổ thủy ngân xuống cống vì có thể làm ô nhiễm nguồn nước.

🔸 Khi trẻ có dấu hiệu bị nhiễm thủy ngân như ngậm cặp nhiệt kế bị vỡ, không nên tìm mọi cách lấy thủy ngân như móc họng hoặc bắt trẻ nôn ra… mà cần bình tĩnh để trẻ không hoảng loạn.

🔸 Trong lúc chờ đợi hãy cho trẻ uống thật nhiều nước và lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ có biện pháp can thiệp, giải độc kịp thời.

--

---------------------------------------------------

❌ Giờ làm việc tại phòng khám

Thứ 2 đến thứ 6: 17h30-20h00

Thứ 7: 9h-11h và 15-18h

Chủ nhật: 8-11h

📌📌 15 Ông Ích Đường, Đà Nẵng

👉👉Các mẹ nhớ đặt lịch trước trên website để tránh trường hợp đợi lâu nek: bsnguyenduyquang.com

272 views0 comments
bottom of page