top of page

Xin đừng lắc con!!!

🆘️️ XIN ĐỪNG LẮC CON‼

Trên thế giới đã có rất nhiều cảnh báo về hành động rung lắc trẻ. Hậu quả của ý hành động vô ý thức này có thể làm cho ông bà bố mẹ ân hận suốt đời, do di chứng để lại cho bé rất nặng nề.

Rung lắc nhằm mục đích chơi đùa hoặc dỗ trẻ nín khóc là một thói quen của không ít các ông bố bà mẹ hay những người chăm sóc trẻ. Thế nhưng việc làm tai hại này khiến các bé gặp những nguy hiểm mà chúng ta không thể ngờ đến.

Xem những hình ảnh này xong, bố mẹ, ông bà hẳn sẽ không bao giờ dám rung lắc trẻ sơ sinh, tung con lên cao để chọc cho bé vui cười. Lay con giận dữ vì trẻ khóc ngằn ngặt cũng dễ dẫn đến hội chứng này. Nên lưu ý một điều, đối với bé sơ sinh, mẹ phải nhẹ nhàng “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”.


🤯"HỘI CHỨNG TRẺ BỊ LẮC"

Hội chứng trẻ bị lắc (Shaken Baby Syndrome – SBS) hay đôi khi được gọi là chấn thương đầu kiểu ngược đãi (Abusive Head Trauma)

Ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh có đầu lớn và nặng, chiếm đến 25% cơ thể, cổ rất yếu chưa chịu được sức nặng của đầu, trong khi xương sọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ. Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, lực rung sẽ chuyển tới não và làm tổn thương não, tăng áp lực nội sọ, dẫn đến phù và chảy máu trong não, gây ra tổn thương não vĩnh viễn.

Theo ước tính, ở Mỹ có khoảng 1000 – 1500 trẻ bị hội chứng “Hội chứng lắc ở trẻ em” mỗi năm và 25% số trẻ này tử vong vì những tổn thương do hội chứng này gây ra. Tuy nhiên, con số cụ thể có thể cao hơn nhiều bởi có những trường hợp không phát hiện được.


✔RUNG LẮC NHƯ THẾ NÀO SẼ GÂY TỔN THƯƠNG?

Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Tất cả những động tác làm thay đổi tư thế trẻ nhanh đột ngột như: Trẻ đang năm được bế thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống... đều gây nguy hại đến trẻ.


Tại Việt Nam, nhiều gia đình có thói quen ru trẻ ngủ bằng võng, thậm chí nghĩ rằng phải đưa võng mạnh thì bé mới thích. Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ. Đó là lý do vì sao khi bạn ủ trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu vào ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt. Theo các bác sĩ điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến não trẻ bị tổn thương, thậm chí tử vong.


✔HỆ QUẢ KHI RUNG LẮC TRẺ


Những chấn thương ở cổ có thể sưng, phù nề, cứng cổ, nghẹo cổ về một bên, đầu khó quay qua quay lại.


Chấn thương mắt dẫn đến xuất huyết nhãn cầu, xuất huyết võng mạc, phù gai thị hậu quả làm giảm thị lực, mù …Ngoài ra có thể gây chấn thương cột sống, xương sườn.


Tùy theo mức độ tổn thương có thể làm trẻ chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, giảm khả năng nhận thức, giảm thị lực,... trong đó nhiều tổn thương kéo dài chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn. Trẻ trên 6 tuổi phải điều trị chuyên sâu, lâu dài, rất tốn kém


✔NHẬN BIẾT CÁC DẤU HIỆU TỔN THƯƠNG


Thường không nhìn thấy các triệu chứng của tổn thương từ bên ngoài. Tuy nhiên, bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện các chảy máu võng mạc mắt khi soi đáy mắt. Khi nghi ngờ, các bác sĩ nhi khoa có thể tiến hành chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ để tìm thương tổn.


Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý nếu trẻ có các biểu hiện dưới đây:

– Trẻ bị kích thích mạnh, thay đổi hành vi thông thường, không tiếp xúc

– Đờ đẫn, lơ mơ, hoặc ngủ mê mệt, trương lực cơ giảm (cơ nhão)

– Da xanh tái, nhìn thấy rõ nhất vùng trán

– Ăn, bú khó, khó nuốt hoặc nôn không có lý do rõ ràng

– Khó thở, ngừng thở hoặc co giật

– Những dấu hiệu chấn thương cổ, sưng nề, cứng cổ, nghẹo về một bên, khó quay


✔XỬ TRÍ BAN ĐẦU KHI TRẺ BỊ CHẤN THƯƠNG

- Gọi xe cấp cứu, không nên vận chuyển bằng xe thông thường.

- Không bế xốc trẻ lên, đừng cố lắc để làm cho trẻ tỉnh lại.

- Không cho trẻ ăn, bú.

- Nếu trẻ ngừng thở, phải tiến hành hô hấp nhân tạo.

- Nếu chấn thương cổ nên tránh xoay trẻ, cố định cổ.

- Nếu trẻ nôn và không có chấn thương cổ, cần xoay nhẹ đầu trẻ về một bên để tránh sặc và ngừng thở.


Khi trẻ có di chứng, cần tiến hành tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, dùng liệu pháp tâm lý liệu pháp, liệu pháp ngôn ngữ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.


✔NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH


Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định. Không ôm giữ trẻ khi cãi cọ. Càng không nên vì quá yêu trẻ mà rung lắc khi trẻ khóc nhiều. Đặc biệt, khi trẻ quấy khóc hoặc làm một việc gì đó không vừa lòng, người lớn không nên đánh vào đầu trẻ.


Nếu muốn đánh thức bé dậy, cũng đừng lay người bé. Hoặc khi chơi với bé mẹ cũng tránh lắc người bé mạnh quá hay tung bé lên và đón bắt. Việc lay hoặc lắc bé sơ sinh quá mạnh với bất kỳ mục đích nào cũng đều không tốt và có thể gây nguy hiểm cho bé.


Giáo dục kỹ lưỡng người giúp việc hay người chăm sóc trẻ, đừng bao giờ giả định rằng họ hiểu hết và biết cách xử thế khi trẻ khóc không thể dỗ được. Hãy cho phép họ được thông báo với bạn khi trẻ khóc, cũng đừng bắt buộc họ phải luôn luôn làm mọi cách để đứa trẻ ngừng khóc. Hãy chia sẻ những điều này cả với những người khác trong gia đình hay thường xuyên chăm sóc trẻ.

---ST--

---------------------------------------------------

❌ Giờ làm việc tại phòng khám

Thứ 2 đến thứ 6: 17h30-20h00

Thứ 7: 9h-11h và 15-18h

Chủ nhật: 8-11h

📌📌 15 Ông Ích Đường, Đà Nẵng

👉👉Các mẹ nhớ đặt lịch trước trên website để tránh trường hợp đợi lâu nek: bsnguyenduyquang.com

62 views0 comments

Comments


bottom of page